THÀNH PHẦN:
Mỗi viên nang cứng size 2 (màu vàng nhạt-nâu) có chứa 20mg Esomeprozol (dưới dạng Esomeprazol magnesium dihydrate vi hạt bao tan trong ruột).
Mô tả đóng gói: hộp có 01 túi chống ẩm (chất liệu metalize, in 01 màu chữ) chứa 02 vỉ, vỉ nhôm -nhôm, mỗi vỉ 10 viên, mỗi hộp có 01 tờ hướng dẫn sử dụng và được dán 02 tem ở 2 nắp hộp.
HÃNG SẢN XUẤT: Mediplantex
LIỀU DÙNG:
Toàn bộ viên nên được dùng với chất lỏng không nên nhai hay nghiền nát viên. Uống nguyên viên thuôc với nước.
+ Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD): Điều trị viêm sướt thực quản do trào ngược: 40mg, 1 lần/ngày trong 4 tuần. Nên điều trị thêm 4 tuần nữa cho bệnh nhân viêm thực quản chưa được chữa lành hay vẫn có triệu chứng dai dẳng.
+ Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát: 20mg, 1 lần/ngày.
+ Điều trị triệu bệnh trào ngược dạ dày…..20mg, 1 lần/ngày ở bệnh nhân không bị viêm thực quản. Nếu sự kiểm soát triệu chứng không đạt được sau 4 tuần, bệnh nhân nên được thăm dò kỹ hơn để xác định chuẩn đoán. Khi các triệu chứng đã được giải quyết, việc kiểm soát triệu chứng sau đó có thể đạt được với phác đồ điều trị theo nhu cầu là 20mg, 1 lần/ngày khi cần thiết.
Kết hợp với một phác đồ kháng khuẩn thích hợp để diệt trừ Helicobacter pyloria và:
+ Chữa loét dạ dày tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori: Esomeprazol 20 mg, amoxicillin 1 g và clarithromycin 500 mg, tất cả được dùng 2 lần/ngày trong 7 ngày.
+ Phòng ngừa tái phát loét dạ dày – tá tràng ở bệnh nhân loét có nhiễm Helicobacter pylori: Esomeprazol 20mg, amoxicillin 1g và clarithromycin 500mg, tất cả được dùng 2 lần/ngày trong 7 ngày.
Bệnh nhân cần điều trị bằng NSAID liên tục.
Chữa lành loét dạ dày cho dùng thuốc NSAID: liều thông thường 20 mg, 1 lần/ngày: Thời gian điều trị là 4-8 tuần.
Phòng ngừa loét dạ dày và tá tràng do dùng thuốc NSAID ở bệnh nhân cơ nguy cơ: 20mg, 1 lần/ngày.
Trẻ em: không nên dùng Esomeprazol cho trẻ em vì chưa có dữ liệu.
Người tổn thương chức năng thận: không cần phải điều chỉnh liều ở bệnh nhân tổn thương chức năng thận. Do ít kinh nghiệm về việc dùng thuốc ở bệnh nhân suy thận nặng, nên thận trọng khi điều trị ở các bệnh nhân này (xem “Đặc Tính Dược Động Học”).
Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh ở người cao tuổi.
CHỈ ĐỊNH:
+ Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)
+ Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nặng có viêm trợt thực quản do trào ngược.
+ Điều trị dài hạn do bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát.
+ Điều trị chứng bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD). Kết hợp với một phác đồ kháng khuẩn thích hợp để diệt trừ Helicobacter pylori và Chữa lành loét tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori và Phòng ngừa tái phát loét dạ dầy- tá tràng ở bệnh nhân có nhiễm Helicobacter pylori.
+ Bệnh nhân cần điều trị bằng NSAID liên tục: Chữa lành loét dạ dày do dùng thuốc NSAID
+ Phòng ngừa loét dạ dày và loét tá tràng do dùng thuốc NSAID ở bệnh nhân có nguy cơ.